Em là quá khứ

Chỉ một vài hôm nữa, thế rồi
(Người ta thương nhớ có ngần thôi)
Người ta nhắc đến tên nàng để,
Kể chuyện nàng, như kể chuyện vui

Tất cả những chuyện buồn nhất chúng ta từng nghe thì đến giờ cũng không còn nhớ nữa. Một đứa trẻ bơ vơ, một chuyện tình bi thương, một gia đình cùng cực, chúng ta buồn trong chốc lát rồi quên. Cô bé bán diêm đã lang thang trong cái lạnh suốt nhiều năm trước đêm hôm ấy, nhưng cả đời chúng ta chỉ trông thấy đôi ba lần.

Ở tuổi 48, Đan Trường không còn trẻ, mọi tấm hình cận cảnh đều lộ rõ sự bạc bẽo của thời gian. Mỗi khi tôi nghe người ta bình luận rằng sao anh chẳng chịu già đi, tôi cảm nhận được sự hành hạ vô hình mà anh không biết phải làm sao để thoát ra được. Tôi muốn ngả lưng chợp mắt một chút, nhưng ai ai đi qua cũng cảm thán, dáng vẻ anh ấy cặm cụi làm việc không quản ngày đêm thật khiến người ta ghen tị.

Đan Trường thừa nhận anh gặp nhiều áp lực trong việc giữ gìn nhan sắc và sự trẻ trung. “Tôi phải sống trong khuôn khổ, không được tự do theo ý mình. Nhiều khi, tôi tưởng tượng, đến ngày mình già, xấu hơn thì thế nào nhỉ? Chắc tôi sẽ nghỉ hát, trốn không dám gặp ai”, anh tâm sự.

Nếu tuổi tác là thước đo của tri thức, thì Nguyễn Phương Hằng đã không lên lên xuống xuống rồi sau cùng xuống luôn dưới đáy như vậy. Hoài Linh hay Quyền Linh là những nghệ sĩ, giống như Negav và Jack, không nổi tiếng vì học nhiều. Không khó hiểu khi những người như vậy không phải tấm gương về đạo đức. Nguyễn Phương Hằng thiếu sự tỉnh táo để nhận ra mình không phải Bồ tát. Những sân si bất mãn được đặt dưới lớp vỏ bọc hành hiệp trượng nghĩa, vốn không che mắt được quá nhiều người. Tôi hoàn toàn ủng hộ lên án cái xấu cái sai, nhưng sự tung hô trong trường hợp này, không nghi ngờ gì nữa, đã làm hỏng một con người vốn không có thế mạnh về tư duy phản biện.

Khi đang đi sai đường, mọi thành công đều là thất bại.

Comments are much better than likes...